GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGUYÊN LIỆU TỎI SẠCH KINH MÔN – HẢI DƯƠNG
Kinh Môn là 1 huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, một huyện tương đối đặc biệt hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Về vị trí địa lý, Kinh Môn như một hòn đảo nằm lọt giữa 2 dòng sông Kinh Thầy và Kinh Môn. Điều đặc biệt hơn cả là vùng đất này hàng năm được bồi đắp rất nhiều phù sa, tạo nên một vùng đất phì nhiêu, trù phú. Chính điều đặc biệt này đã tạo ra một vùng đất có nền nông nghiệp vô cùng đặc trưng với chất lượng sản phẩm cực kỳ ưu việt. Nhắc đến Kinh Môn người ta không quên nhắc đến các sản phẩm như nếp cái hoa vàng, sắn dây, đặc biệt là hành tỏi. Không ai biết cây tỏi Kinh Môn có từ bao giờ, nhưng trong thâm tâm mỗi người dân Việt Nam, Kinh Môn được coi là kinh đô tỏi của đất nước. Hiện tại, tỏi Kinh Môn đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước và đã vươn ra thế giới rất nhiều năm nay. Kinh Môn cũng là nơi có lượng tỏi được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhiều nhất cả nước
Kinh đô hành tỏi – niềm tự hào người dân Kinh Môn
Có nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng trồng tỏi, nhưng không phải ở đâu cũng cho được củ tỏi chắc, to, có hương vị thơm, cay và ngon đặc trưng như củ tỏi Kinh Môn. Cũng giống tỏi Kinh Môn, nhưng nếu đem sang tỉnh khác trồng, củ tỏi cũng không giữ được độ ngon, thơm như trồng trên chính đất Kinh Môn. Chính chất đất và giống tỏi đặc trưng, kết hợp thêm kinh nghiệm chăm sóc cây tỏi từ lâu đời của người dân nơi đây đã tạo ra những giá trị vô cùng đặc biệt của tỏi Kinh Môn
Hơn nữa, tại nhiều địa phương khác, tỏi chỉ là loại cây thâm canh vụ đông, thời gian sinh trưởng từ 3-4 tháng nhưng ở Kinh Môn hiện tại, tỏi được trồng quanh năm với diện tích lớn nhất cả nước. Chính vì vậy, Kinh Môn còn được coi là Kinh đô hành tỏi với diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Toàn huyện có hơn 5.700 héc ta đất trồng hành, sản lượng đạt 68.000 tấn/năm; hơn 240 héc ta trồng tỏi, đạt sản lượng trên 1.900 tấn/năm. Do được trồng trên vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ và thổ nhưỡng thích hợp nên hành tỏi ở đây đạt chất lượng cao, vị thơm cay đặc biệt, trở thành sản phẩm nông nghiệp nổi bật của địa phương ngoài gạo nếp cái hoa vàng và bột sắn dây.
Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả kinh tế từ cây trồng chủ lực này, huyện Kinh Môn đã thực hiện đề án “dồn điền đổi thửa” để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư mở rộng diện tích trồng tỏi. Dân Kinh Môn còn nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật và máy móc, áp dụng quy trình sản xuất VietGap trên nhiều diện tích trồng tỏi để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng thơm ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới Nhật Bản, Mỹ, Úc và một số nước thuộc EU. Đặc biệt hơn nữa, tỏi Kinh Môn được rất nhiều đơn vị chọn làm nguyên liệu số 1 để sản xuất tỏi đen.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Kinh Môn, hiểu rõ giá trị mà cây tỏi quê hương mang lại nên những người sáng lập ra thương hiệu KimoStar cũng luôn mong muốn mang những giá trị ấy để phục vụ cho khách hàng trên khắp cả nước bằng cái tâm sạch và sáng nhất.
Quá trình làm đất, lên luống
Chăm sóc cây tỏi, hệ thống tưới nước tự động
Tỏi sau khi được thu hoạch được làm khô tự nhiên
TẦM NHÌN – SỨ MỆNH – GIÁ TRỊ CỐT LÕI