Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh thầm lặng, có thể biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy, bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu của bệnh? Nguyên nhân gây bệnh là gì và cách điều trị ra sao cho hiệu quả? Hãy dành ra vài phút để trả lời các giải đáp trên trong bài viết sau!

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu hoặc bệnh mỡ máu. Các chỉ số mỡ máu cao hoặc thấp hơn ngưỡng an toàn cho phép (thường là cao hơn) là biểu hiện chung của bệnh.  Viện Dinh dưỡng Việt Nam đã thống kê có hơn 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ. Trong đó, tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%, tức là cứ 10 người thì có khoảng 5 người bị máu nhiễm mỡ. Đây là con số đáng báo động.

Căn cứ vào 4 chỉ số: Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride để xác định xem mình có bị máu nhiễm mỡ không. Dưới đây là ngưỡng an toàn của 4 chỉ số này:

  •  Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmol/L;
  •  LDL-cholesterol: < 3,3 mmol/L;
  •  Triglyceride: < 2,2 mmol/L;
  •  HDL-cholesterol: > 1,3 mmol/L.

Nếu cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol hoặc triglyceride cao hơn, HDL-cholesterol thấp hơn mức trên thì bạn đã bị máu nhiễm mỡ.

Triệu chứng máu nhiễm mỡ

Giống như tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ giống như “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh không có triệu chứng rõ ràng và thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Do đó, nhiều người chủ quan không điều trị bệnh. Thậm chí, có người biết mình bị máu nhiễm mỡ nhưng cũng không điều trị bởi thấy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chính điều này khiến mỡ máu xấu (LDL-cholesterol) dư thừa bám vào lòng động mạch, tạo thành các mảng bám. Lâu dần, mảng bám dày lên và thu hẹp lòng mạch, khiến máu khó lưu thông đến các cơ quan (tim, não, chân tay, gan, thận,…) khó khăn và gây ra các triệu chứng như đau tim, đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay,…

Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ rất đa dạng. Nhiều người không biết mình bị bệnh do đâu. Dưới đây, các chuyên gia đã chia nguyên nhân máu nhiễm mỡ thành 2 loại là: Nguyên phát (từ các yếu tố gen, di truyền không thể thay đổi) và thứ phát (từ yếu tố lối sống, chế độ ăn uống, điều kiện y tế).

Máu nhiễm mỡ nguyên phát

  • Tăng lipid máu gia đình kết hợp: Thường phát triển ở thanh thiếu niên và có thể dẫn đến máu nhiễm mỡ sớm.
  • Tăng triglyceride máu gia đình khiến triglyceride tăng cao khó kiểm soát.
  • Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL, khiến LDL tăng cao
Bệnh máu nhiễm mỡ là căn bệnh thầm lặng
Bệnh máu nhiễm mỡ là căn bệnh thầm lặng

Máu nhiễm mỡ thứ phát

Máu nhiễm mỡ thứ phát xuất phát từ lối sống hoặc các bệnh khác gây ra. Một số nguyên nhân khiến nhiều người bị máu nhiễm mỡ thứ phát bao gồm: béo phì, đặc biệt là béo bụng; mắc bệnh tiểu đường, suy giáp; nghiện rượu; hội chứng buồng trứng đa nang; hội chứng chuyển hóa; tiêu thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans; hội chứng Cushing; bệnh viêm ruột; nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như HIV;…

Một số yếu tố rủi ro gây máu nhiễm mỡ bao gồm: lười vận động; hút thuốc lá; sử dụng một số loại thuốc; mắc bệnh thận hoặc gan mạn tính; tuổi già; yếu tố di truyền gia đình có người bị máu nhiễm mỡ.

Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?

Nhiều người thắc mắc, bị bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không? Câu trả lời là CÓ nếu tình trạng được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, để phát hiện máu nhiễm mỡ thông qua các triệu chứng sẽ rất khó khăn bởi như phân tích ở trên, ban đầu bệnh chưa có tác động đến sức khỏe và cũng chưa biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Do đó, lời khuyên của chuyên gia là nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi không được điều trị sớm, máu nhiễm mỡ có thể biến chứng và gây xơ vữa động mạch – đây là tình trạng LDL-cholesterol dư thừa bám vào thành mạch và hình thành mảng bám. Lâu dần, mạch máu sẽ bị xơ cứng, hẹp lại, khiến máu chảy qua khó khăn. Thậm chí, mảng bám có thể vỡ ra và di chuyển đến các cơ quan đích, hình thành cục máu đông và gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong cho người mắc.

Ngoài ra, biến chứng khôn lường của máu nhiễm mỡ không được điều trị có thể gây xơ gan, viêm tụy, ảnh hưởng đến thận,… rất nguy hiểm.

Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả nhờ thảo dược

Để điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và được chuyên gia chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ bệnh, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc hoặc yêu cầu điều chỉnh lối sống. Các biện pháp thường là:

– Có chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thực phẩm chiên rán, nội tạng động vật; Hạn chế dùng rượu bia; Bỏ hoặc không hút thuốc lá,…;

– Tăng cường vận động: Nên vận động tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần;

– Hạn chế căng thẳng, stress;

– Giảm cân nếu thừa cân, béo phì;

– Dùng thuốc theo chỉ định;

Ngoài các giải pháp trên, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả cải thiện máu nhiễm mỡ.

Cùng tham kháo các sản phẩm tốt cho bệnh mỡ máu ở fanpage: KimoStar – Tỏi Kinh Môn Vì Sức Khỏe Người Việt

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Call Now Button